Văn bản Pháp luật

HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

    Xem hướng dẫn thực thi pháp luật năm 2023 tại đây

1. CÁCH THỨC TRA CỨU CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) được ENV phân loại thành hai nhóm chính bao gồm:

  • Điều ước quốc tế: Bao gồm các điều ước quốc tế có quy phạm pháp luật điều chỉnh về bảo vệ ĐVHD mà Việt Nam hiện là thành viên như Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và Công ước về Đa dạng sinh học (CBD). Trong đó, CITES là công ước có các nội dung trực tiếp điều chỉnh hoạt động buôn bán quốc tế đối với ĐVHD.
  • Pháp luật quốc gia: Bao gồm văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư và Nghị quyết quy định các vấn đề có liên quan về bảo vệ ĐVHD.

Đối với các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia, ENV phân chia các văn bản này thành 03 lĩnh vực sau:

  • Pháp luật về quản lý[1];
  • Pháp luật về xử lý hành vi vi phạm[2];
  • Pháp luật về xử lý tang vật[3].

[1] Gồm các văn bản như Luật Đa dạng Sinh học, Luật Đầu tư, Luật Lâm nghiệp, Luật Quảng cáo, Luật Thú y, Luật Thủy sản, Nghị định 06, Nghị định 160, Nghị định 26, Thông tư 25, Thông tư 27 được liệt kê tại đây.

[2] Gồm các văn bản như Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 45, Nghị định 98, Nghị định 30, Nghị định 35, Nghị định 42 được liệt kê tại đây.

[3] Gồm các văn bản như Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định 29, Nghị quyết 05, Thông tư 29, Thông tư 57 được liệt kê tại đây.

Lưu ý: Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã do ENV tổng hợp được phân loại và sắp xếp theo thứ tự hiệu lực (văn bản có giá trị pháp lý cao hơn và/hoặc thời gian ban hành sau sẽ được sắp xếp trước các văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn và/hoặc thời gian ban hành trước).

2. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

2.1. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

STT

Tên văn bản

Thời điểm có hiệu lực tại Việt Nam

Nội dung chính

1.

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)

1994

 CITES được đưa ra nhằm đảm bảo rằng việc thương mại quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã không đe dọa đến sự sống còn của các loài này trong tự nhiên.

 Công ước liệt kê gần 1 nghìn loài động thực vật vào danh sách cần được bảo vệ, các loài này được liệt kê theo 3 phụ lục:

o    Phụ lục 1: Gồm khoảng 600 loài đang bị đe doạ tuyệt chủng và có thể bị ảnh hưởng do thương mại. Việc buôn bán quốc tế các loài này được cho là phi pháp. Trường hợp không mang tính thương mại thì cần phải có giấy phép xuất nhập khẩu;

o    Phụ lục 2: Gồm khoảng 350 loài chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có nguy cơ tuyệt chủng nếu tình trạng thương mại quá mức, không được kiểm soát. Các loài này vẫn được buôn bán quốc tế nhưng cần có giấy phép xuất nhập khẩu của cơ quan quản lý các quốc gia liên quan.

o    Phụ lục 3: Gồm khoảng 250 loài được các nước thành viên yêu cầu CITES hỗ trợ kiểm soát việc buôn bán quốc tế các loài này.

Lưu ý: Danh mục các loài trong CITES mới nhất đã được Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam dịch và công bố tại Thông báo số 25/TB-CTVN ngày 17/02/2023

2.

Công ước về Đa dạng sinh học (CBD)

1994

 Công ước có ba mục tiêu chính là: bảo toàn đa dạng sinh học; sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của nó; và phân phối công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ các nguồn tài nguyên di truyền.

 Nội dung cơ bản của Công ước tập trung vào bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học; tiếp cận và chuyển giao công nghệ; quản lý công nghệ sinh học và chia sẻ lợi ích. Ngoài ra, Công ước còn có các quy định về biện pháp khuyến khích bảo vệ đa dạng sinh học, hợp tác quốc tế; trao đổi thông tin; các nguồn tài chính và cơ chế tài chính… trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu.

 Về vấn đề bảo tồn tại chỗ (in-situ), Công ước quy định các nước thành viên cần làm đến mức tối đa và thích đáng việc “Ngăn chặn việc đưa vào lưu hành, kiểm soát hoặc tiêu diệt triệt để các loài lạ đe dọa tới các hệ sinh thái, môi trường sống tự nhiên hoặc các loài.”

2.2. PHÁP LUẬT QUỐC GIA

  • Pháp luật về quản lý

STT

Tên văn bản

Trích yếu

Ngày ban hành

Ngày có hiệu lực

Nội dung đáng lưu ý

 1. 

Luật Thủy sản

Luật số 18/2017/QH14 của Quốc hội về Thủy sản

21/11/2017

01/01/2019

 Luật này quy định về hoạt động thủy sảnquyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản.

 Liên quan đến các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, Luật này có các quy định đáng lưu ý về:

  • Việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước CITES; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
  • Hành vi khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
  • Việc chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước CITES; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

 Điều 99 Luật này cũng nhấn mạnh: Mẫu vật các loài thủy sản thuộc Phụ lục của CITES; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được chế biến phải bảo đảm nguồn gốc hợp pháp.

 2.

Luật Lâm nghiệp

Luật số 16/2017/QH14 của Quốc hội về Lâm nghiệp

15/11/2017

01/01/2019

 Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.

 Liên quan đến ĐVHD, một số vấn đề được quy định khái quát tại Luật này bao gồm:

  • Gây nuôi phát triển động vật rừng;
  • Chế biến mẫu vật các loài động vật rừng;
  • Quản lý thương mại lâm sản và kinh doanh mẫu vật các loài động vật rừng.

 Một số hành vi đáng lưu ý trong các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp quy định tại Điều 9 Luật này bao gồm:

  • Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật;
  • Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
 3.

Luật Thú y

Luật số 79/2015/QH13 của Quốc hội về Thú y

19/6/2015

01/7/2016

 Luật này quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y.

 Một số hành vi bị nghiêm cấm đáng lưu ý được quy định tại Điều 13 Luật này bao gồm:

  • Khai báo, lập danh sách, xác nhận không đúng số lượng, khối lượng động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật nhiễm bệnh phải tiêu hủy;
  • Nhập khẩu, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thuộc diện cấm nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

 Theo Điều 16, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y định kỳ hoặc đột xuất giám sát các bệnh truyền nhiễm có thể lây giữa động vật hoang dã và động vật nuôi tại cơ sở nuôi động vật hoang dã, vườn thú, vườn chim, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên.

 4.

Luật Đầu tư

Luật số 61/2020/QH14 của Quốc hội về Đầu tư

17/06/2020

01/01/2021

 Luật này quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.

 Trong số các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh được liệt kê tại Điều 6, có hoạt động kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I CITES; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này.

 Phụ lục III của Luật này về Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bao gồm Nhóm I của các danh mục: loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (trong đó có 93 loài động vật rừng); loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm (có 126 loài).

 5.

Luật Quảng cáo

Luật số 16/2012/QH13 của Quốc hội về Quảng cáo (được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 có hiệu lực từ 01/01/2019)

21/6/2012

01/01/2013

 Luật này quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

 Theo Điều 7 Luật này, mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm là đối tượng bị nghiêm cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và do đó là sản phẩm, hàng hóa cấm quảng cáo.

 6.

Luật Đa dạng Sinh học

Luật số 20/2008/QH12 của Quốc hội về Đa dạng sinh học (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 có hiệu lực ngày 01/01/2019)

13/11/2008

01/07/2009

 Luật này quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh họcquyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

 Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học đáng lưu ý quy định tại Điều 7 Luật này bao gồm:

  • Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  • Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

 Theo Điều 45, đối với việc nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, Luật này chỉ điều chỉnh hoạt động nuôi, trồng tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.

7.               

Luật Bảo vệ môi trường (Phần 1, Phần 2)

Luật số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội về Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/01/2022

17/11/2020

01/01/2022

*Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường.

*Liên quan đến ĐVHD, Luật này quy định về các thủ tục môi trường mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh như cơ sở nuôi ĐVHD cần phải thực hiện.

 8.

Nghị định số 26

Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thủy sản (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 12/2020/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực ngày 20/01/2020)

08/03/2019

25/4/2019

Nghị định gồm các quy định hướng dẫn một số điều của Luật Thủy sản, trong số đó, có quy định về tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm tại Điều 7.

Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được chia làm 2 nhóm như sau:

  • Nhóm I gồm 126 loài được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế;
  • Nhóm II gồm 60 loài được khai thác vì các mục đích tương tự nhóm I hoặc vì mục đích khác nhưng cần đáp ứng điều kiện về Thời gian cấm khai thác trong năm và Kích thước tối thiểu cho phép khai thác theo quy định.

 Ngoài ra, mọi hoạt động khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đều phải được cấp văn bản chấp thuận theo quy định của Nghị định này.

 9.

Nghị định số 06

Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 có hiệu lực từ ngày 30/11/2021)

22/01/2019

10/03/2019

 Nghị định này quy định về Danh mục, chế độ quản lý đối với các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước CITES tại Việt Nam.

 Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trong Nghị định này có 2 nhóm:

  • Nhóm IB: gồm 105 loài động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
  • Nhóm IIB: gồm 81 loài động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam

 Đáng lưu ý, Điều 40 quy định đối với các loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đồng thời thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì áp dụng chế độ quản lý theo quy định tại Nghị định này, trừ hoạt động khai thác tạo nguồn giống ban đầu phục vụ nghiên cứu khoa học.

 10.

Nghị định số 160

Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ có hiệu lực từ 05/09/2019)

12/11/2013

01/01/2014

 Nghị định này quy định về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; ban hành Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được quy định tại Phụ lục I Nghị định này gồm 99 loài, là các loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng và/hoặc là loài đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học; y tế; kinh tế; sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa - lịch sử theo quy định.

 Tất cả các hoạt động thực hiện với các loài thuộc Danh mục của Nghị định này đều chỉ được phép nhằm phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái hoặc tạo nguồn giống ban đầu, đồng thời phải có giấy phép hợp pháp.

11.           

Nghị định 08 (Phần 1, Phần 2)

Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.

10/01/2022

10/01/2022

*Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

*Nghị định này quy định hồ sơ, trình tự, nội dung của các thủ tục môi trường như đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường, đăng ký môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh (Cơ sở nuôi/chế biến, kinh doanh ĐVHD);

 12.

Thông tư số 26

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hiệu lực từ 01/02/2024)

30/12/2022

15/02/2023

*Thông tư này quy định về việc quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản bao gồm thực vật, động vật rừng thông thường, các loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc các Phụ lục của Công ước CITES.

 Đối với hồ sơ lâm sản hợp pháp, một số quy định đáng lưu ý trong Nghị định này bao gồm:

  • Hồ sơ nguồn gốc lâm sản;
  • Hồ sơ lâm sản sau khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển trong nước và xuất khẩu;
  • Hồ sơ lâm sản tại cơ sở chế biến, kinh doanh, mua bán, cất giữ, nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng.

 Đối với việc kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản, có 2 hình thức kiểm tra là kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất.

 13.

Thông tư số 25

Thông tư số 25/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn mẫu đơn đăng ký, giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và mẫu báo cáo tình trạng bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

22/9/2016

08/11/2016

 Thông tư này quy định chi tiết về việc thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và việc báo cáo hằng năm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình trạng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở của mình.

 Các mẫu đơn đăng ký, giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và mẫu báo cáo quy định tại Thông tư này bao gồm:

  • Mẫu Đơn đăng ký thành lập, chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
  • Mẫu dự án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
  • Mẫu giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
  • Mẫu báo cáo tổng hợp hàng năm về tình trạng bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

14.           

Thông tư 25 BNNPTNT

Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn có hiệu lực từ ngày 15/8/2016 (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 10/02/2019 và Thông tư 09/2022/TTBNNPTNT có hiệu lực từ ngày 06/10/2022)

30/6/2016

15/8/2016

* Thông tư này hướng dẫn thực hiện kiểm dịch động vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan đối với lô hàng vừa phải kiểm dịch động vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.

* Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm Động vật hoang dã: Voi, hổ, báo, gấu, hươu, nai, vượn, đười ươi, khỉ, tê tê, cu li, sóc, chồn, kỳ đà, tắc kè, trăn, rắn, gà rừng, trĩ, gà lôi, công và các loài động vật hoang dã khác.

*Từ Điều 4 đến Điều 15 Thông tư này quy định hồ sơ, trình tự thủ tục kiểm dịch đối với động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

  • Pháp luật về xử lý hành vi vi phạm

STT

Tên văn bản

Trích yếu

Ngày ban hành

Ngày có hiệu lực

Nội dung đáng lưu ý

1.

Bộ luật Hình sự (Phần 1, Phần 2, Phần 3Phần 4)

Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/06/2017)

27/11/2015

01/01/2018

 Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt trong đó có 3 điều luật liên quan trực tiếp đến ĐVHD là Điều 234. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã; Điều 242. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản và Điều 244. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.

 Theo quy định tại Bộ luật này, các hành vi vi phạm liên quan đến ĐVHD có thể bị phạt tù lên đến 15 năm hoặc 5 tỷ đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 15 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân.

 Đáng lưu ý, Bộ luật Hình sự lần đầu tiên xử lý hình sự những vi phạm đối với động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II CITES trị giá từ 150 triệu đồng hoặc ĐVHD khác trị giá từ 300 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng.

2.               

Luật Xử lý vi phạm hành chính

Luật số 15/2012/QH13 của Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 67/2020/QH14 ngày 13/11/2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022)

20/6/2012

01/7/2013

 Luật này quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính.

 Mức xử phạt hành chính đối với vi phạm liên quan đến động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Điều 24 là đến 1.000.000.000 đồng (đối với cá nhân) và đến 2.000.000.000 đồng (đối với tổ chức).

 Các hình thức xử phạt có thể được áp dụng:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

3.               

Nghị định số 98

Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 31/01/2022)

26/8/2020

15/10/2020

 Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 Một số hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm trong Nghị định này có thể bao gồm các hành vi như kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cấm/không rõ nguồn gốc, xuất xứ (Điều 17).

 Theo Điều 4, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.

4.               

Nghị định 90

Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, có hiệu lực từ ngày 15/9/2017 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 07/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2022)

31/7/2017

15/9/2017

*Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y

* Điều 10, 11, 12 và 17 quy định mức phạt tiền từ 500 nghìn đến 8 triệu đồng tùy theo hành vi vi phạm đối với vi phạm các quy định về kiểm dịch động vật trong hoạt động vận chuyển ra ngoài tỉnh;

* Điều 13, 14, 15, 16, 18 và 19 quy định mức phạt tiền từ 3 triệu đến 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về kiểm dịch động vật trong hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.

5.               

Nghị định 42

Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

16/5/2019

05/7/2019

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

 Một số hành vi vi phạm đáng lưu ý liên quan đến động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm trong Nghị định này bao gồm:

  • Vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản;
  • Vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
  • Vi phạm quy định về xuất khẩu giống thủy sản;
  • Vi phạm quy định về nuôi trồng thủy sản;
  • Vi phạm quy định về khai thác thủy sản.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

6.               

Nghị định 35

Nghị định 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định Nghị định 07/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2022)

25/4/2019

10/6/2019

 Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

 Một số hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm trong Nghị định này bao gồm:

  • Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng;
  • Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng;
  • Vận chuyển lâm sản trái pháp luật;
  • Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật;
  • Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản.

 Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là 500.000.000 đồng đối với cá nhân; đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.

7.               

Nghị định 30

Nghị định 30/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 97/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/02/2020)

07/03/2018

01/5/2018

 Nghị định này quy định chi tiết việc:

  • Thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản;
  • Trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự.

 Đối với việc định giá liên quan đến động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm, Điều 15 quy định các căn cứ và cần phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ này để định giá tài sản.

8.               

Nghị định 45

Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

07/7/2022

25/8/2022

 Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạtmức xử phạtbiện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 Liên quan đến động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm, Nghị định này điều chỉnh:

  • Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học;
  • Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường.

 Đối với hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, mức phạt tiền là từ 5.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng theo Điều 55 của Nghị định này.

9.               

Nghị định 38

Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 có hiệu từ ngày 01/01/2022 và Nghị định 128/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 có hiệu lực từ ngày 15/02/2023)

29/03/2021

01/6/2021

 Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

 Hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm trong Nghị định này là vi phạm quy định về quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.

 Điều 5 quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, các mức phạt tiền này đối với tổ chức là gấp 2 lần so với cá nhân.

  • Pháp luật về xử lý tang vật 
STTTên văn bảnTrích yếuNgày ban hànhNgày có hiệu lực 

Nội dung đáng lưu ý

1.Luật Quản lý, sử dụng tài sản côngLuật số 15/2017/QH14 của Quốc hội về quản lý, sử dụng tài sản công21/6/201701/01/2018

∗ Luật này quy định về quản lý nhà nước đối với tài sản công; chế độ quản lý, sử dụng tài sản công; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.

∗ Liên quan đến động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, đối tượng này cũng là một loại tài nguyên rừng (theo Điều 119) và cũng là một loại tài sản công do được xác lập quyền sở hữu toàn dân (theo Điều 106) trong các trường hợp như sau:

  • Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật;
  • Tài sản do các chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
2.

Bộ luật Tố tụng Hình sự

(Phần 1Phần 2 và Phần 3)
 Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13 của Quốc hội 27/11/2015 01/01/2018 ∗ Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục:
  • Tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự;
  • Nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
∗ Điểm d khoản 3 điều 106 quy định: “Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.”
3.

Nghị định 29

Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân05/03/201805/03/2018

∗ Nghị định này quy định về Thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân và Xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

∗ Một số quy định đáng chú ý liên quan đến động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm trong Nghị định này bao gồm:

  • Tài sản là bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB phải được chuyển giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành để bảo quản chặt chẽ, bảo đảm phục vụ việc xử lý theo quy định của pháp luật;
  • Hình thức xử lý đối với động vật rừng hoang dã đã chết là tiêu hủy, đối với động vật rừng hoang dã đã chết nhưng không thuộc đối tượng phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì được bán chỉ định hoặc niêm yết giá.
4.

Nghị quyết 05

Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của BLHS05/11/201801/12/2018

∗ Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng:

  • Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã
  • Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự;
  • Điều 106 về xử lý vật chứng trong giai đoạn xét xử của Bộ luật Tố tụng hình sự.

∗ Cụ thể, Nghị quyết này hướng dẫn các biện pháp về xử lý ĐVHD trong các trường hợp động vật sống; động vật chết/sản phẩm của ĐVHD khó bảo quản, mau hỏng; và tang vật khác.

 5.

Thông tư số 57

Thông tư số 57/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân05/7/201820/8/2018

* Thông tư này hướng dẫn Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, gồm việc chuyển giao, tiếp nhận, bảo quản tài sản; việc lập phương án và tổ chức xử lý và; việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản..

∗ Một số quy định đáng chú ý liên quan đến động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm trong Thông tư này bao gồm:

  • Việc chuyển giao tài sản là động vật rừng còn sống hoặc sau khi được cứu hộ khỏe mạnh;
  • Việc chuyển giao tài sản là động vật thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại.

* Về vấn đề xác lập quyền sở hữu ĐVHD, thông tư quy định bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB tài sản phải chuyển giao cho cơ quan chuyên ngành để bảo quản. Động vật rừng còn sống hoặc sau khi được cứu hộ khỏe mạnh cần đảm bảo chuyển giao theo quy định tại Thông tư này. 

6.

Thông tư số 29

Thông tư số 29/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp nhà nước (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hiệu lực từ 01/02/2024)31/12/201920/02/2020

∗ Thông tư này quy định về các biện pháp xử lý đối với động vật rừng gồm các loài nguy cấp, quý, hiếm và các loài thông thường là tang vật, vật chứng hoặc do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao.

∗ Về các hình thức xử lý động vật rừng sau tiếp nhận, sau thực hiện theo phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo thứ tự ưu tiên theo quy định tại Điều 10 Thông tư này bao gồm:

  • Thả lại về môi trường tự nhiên;
  • Cứu hộ;
  • Chuyển giao cho vườn động vật, cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành;
  • Bán;
  • Tiêu hủy.

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522