Châu Âu tiêu hủy sừng tê giác thể hiện cam kết mạnh mẽ chấm dứt việc thảm sát tê giác để lấy sừng

admin

Chỉ một ngày trước ngày Tê giác Thế giới (22/9/2014), vườn thú Dvur Kralove (Cộng hòa Séc) đã tiến hành tiêu hủy hơn 50 kg sừng tê giác. 

 

Tiêu hủy sừng tê giác 1

Cùng thời điểm đó, Cộng hòa Slovakia cũng tiêu hủy kho sừng tê giác tại vườn thú Bojnice. Đây là sự kiện công khai tiêu hủy kho sừng tê giác lớn nhất tại châu Âu.

Cộng hòa Séc là một trong những điểm trung chuyển của các đường dây buôn lậu sừng tê giác xuyên quốc gia. Năm ngoái, cơ quan chức năng tại đây đã thu giữ 24 chiếc sừng tê giác trắng và xử phạt 16 đối tượng nghi can trong đường dây buôn bán quốc tế sừng tê giác sang châu Á.

 

Kho sừng tê giác được vận chuyển nghiêm ngặt tới điểm tiêu hủy

Kho sừng tê giác được vận chuyển nghiêm ngặt tới điểm tiêu hủy

Phát biểu tại buổi lễ, ông Premysl Rabas, Giám đốc Vườn thú Dvur Kralove cho biết: “Tiêu hủy sừng tê giác là một sự kiện nhằm kêu gọi mọi người xem xét hậu quả của hành vi của mình. Tiêu thụ sừng tê giác đồng nghĩa với việc tiếp tay cho mạng lưới tội phạm và những kẻ săn trộm. Hậu quả của nạn buôn bán sừng tê giác xuyên quốc gia đã làm cho không ít cán bộ kiểm lâm phải hi sinh và hàng nghìn cá thể tê giác bị giết hại dã man để lấy sừng. Sừng tê giác không có tác dụng như mọi người vẫn lầm tưởng. Cấu tạo của sừng tê giác cũng giống như móng tay và tóc của con người”. 

Hơn 50 kg sừng tê giác bị tiêu hủy 

Tiêu hủy sừng tê giác 2

Hơn 50 kg sừng tê giác bị tiêu hủy

 

Hiện nay, Việt Nam bị đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ sừng tê giác chính trên thế giới. Các đối tượng buôn lậu sừng tê giác xuyên quốc gia dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để vận chuyển sừng tê giác từ Nam Phi qua đường hàng không vào Việt Nam tiêu thụ. Theo thống kê của hải quan, từ đầu năm 2011 đến hết tháng 8 năm 2014, toàn ngành đã bắt giữ 9 vụ vận chuyển sừng tê giác trái phép với số lượng khoảng 74 kg. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng đang lưu giữ khoảng 27 tấn ngà voi tang vật tịch thu được từ các vụ buôn bán trái phép.

Theo bà Nguyễn Phương Dung, Phó Giám đốc ENV: “Việt Nam cũng nên sớm tổ chức tiêu hủy sừng tê giác và ngà voi để thể hiện sự quyết tâm cùng với thế giới chấm dứt tình trạng thảm sát tê giác và voi trên toàn thế giới.” 

Tin liên quan

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522