Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

admin

Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Ngày 05/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1216/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, mục tiêu tổng quát nhằm kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Đến năm 2030 ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước.
Chiến lược đưa ra 4 định hướng các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường, đó là: Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái, đẩy mạnh cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường; khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; xây dựng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Trong đó, các định hướng đều tập trung vào các mục tiêu như không để phát sinh cơ sở mới, giảm các nguồn hiện đang gây ô nhiễm môi trường; cải tạo, phục hồi hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông đã bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện chất lượng môi trường không khí trong các khu đô thị, khu dân cư; sử dụng tài nguyên đất hiệu quả và bền vững; nâng tỷ lệ che phủ của rừng và nâng cao chất lượng rừng; kiềm chế tốc độ, suy giảm số loài và số cá thể các loài hoang dã, suy thoái các nguồn gen quý, hiếm. Đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết, kiến thức về biến đổi khí hậu, thích nghi, sống chung với biến đổi khí hậu trong nhân dân...
Để thực hiện Chiến lược hiệu quả cần tập trung vào các giải pháp tổng thể như: tạo chuyển biến mạnh mẽ ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong bảo vệ môi trường; hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường; phát triển ngành kinh tế môi trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải quyết các vấn đề môi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm; tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường; thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường./.
eo Lô Thùy Linh - Sở Thông tin và Truyền thông

Ngày 05/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1216/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

 

Theo đó, mục tiêu tổng quát nhằm kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Đến năm 2030 ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước.

Chiến lược đưa ra 4 định hướng các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường, đó là: Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái, đẩy mạnh cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường; khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; xây dựng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Trong đó, các định hướng đều tập trung vào các mục tiêu như không để phát sinh cơ sở mới, giảm các nguồn hiện đang gây ô nhiễm môi trường; cải tạo, phục hồi hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông đã bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện chất lượng môi trường không khí trong các khu đô thị, khu dân cư; sử dụng tài nguyên đất hiệu quả và bền vững; nâng tỷ lệ che phủ của rừng và nâng cao chất lượng rừng; kiềm chế tốc độ, suy giảm số loài và số cá thể các loài hoang dã, suy thoái các nguồn gen quý, hiếm. Đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết, kiến thức về biến đổi khí hậu, thích nghi, sống chung với biến đổi khí hậu trong nhân dân...

Để thực hiện Chiến lược hiệu quả cần tập trung vào các giải pháp tổng thể như: tạo chuyển biến mạnh mẽ ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong bảo vệ môi trường; hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường; phát triển ngành kinh tế môi trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải quyết các vấn đề môi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm; tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường; thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường./.

Theo Lô Thùy Linh - Sở Thông tin và Truyền thông

Tin liên quan

Con dâu livestreamm mẹ chồng bị tuyên phạt 24 tháng tù

Con dâu livestreamm mẹ chồng bị tuyên phạt 24 tháng tù

Bởi admin Bình luận

[Lao Động] Cơ quan công an đã tịch thu các…

Xem Thêm
3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi đỗ sau sân bóng

3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi đỗ sau sân bóng

Bởi admin Bình luận

3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi…

Xem Thêm

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522