Đà Nẵng: Cứu hộ cá thể voọc vá chân nâu quý hiếm

admin

Ngày 9/6, Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn vừa phối hợp Công ty cổ phần Du lịch Hải Duy cứu hộ và thả vào rừng 1 cá thể voọc vá chân nâu.

“Cá thể voọc này được phát hiện trong tình trạng suy nhược, hoảng loạn do bị lạc đàn và di chuyển vào khu vực Bãi Bụt, đã được Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, chăm sóc kịp thời và tổ chức tái thả vào Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà” – ông Nguyễn Mạnh Tiến (Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng) cho hay.

 

Cá thể voọc vá chân nâu quý hiếm vừa được lực lượng kiểm lâm Đà Nẵng cứu hộ, thả vào Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (Ảnh do Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng cung cấp)

Đây là cá thể voọc vá chân nâu thứ 8 được lực lượng kiểm lâm Đà Nẵng cứu hộ và thả vào Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà từ năm 2005 đến nay cùng với 02 cá thể voọc (trưởng thành) đã chuyển giao cho Vườn Quốc gia Cúc Phương và 01 cá thể voọc (non) chuyển giao cho Thảo Cầm viên TP.HCM để chăm sóc nuôi dưỡng phục vụ nghiên cứu bảo tồn gen

Voọc vá chân nâu hay còn gọi là Chà vá chân đỏ có tên khoa học Pygathrix nemaeus, là loài linh trưởng (Primates) thuộc phân họ khỉ ăn lá (Colobinae). Đây là loài động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, qúy, hiếm được pháp luật bảo vệ theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Việt Nam (2006) và Công ước Quốc tế CITES (1973).

Trên thế giới, voọc vá chân nâu được xem là loài thú đặc hữu của Việt Nam và Lào, trong đó trên 80% số lượng cá thể phân bố ở Việt Nam. Tại Việt Nam, voọc vá chân nâu sống chủ yếu trong các khu rừng mưa nhiệt đới của Trung Trường Sơn (Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng). Trong số này có trên 60% cá thể phân bố ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (Đà Nẵng).

Theo ông Nguyễn Mạnh Tiến, voọc vá chân nâu được ghi nhận có ở bán đảo Sơn Trà qua kết quả điều tra, nghiên cứu của Van Peenen (1969), Lois K. Lippold (1973, 1995), Đinh Thị Phương Anh (1997), Vũ Ngọc Thành (2006 - 2013). Các kết quả điều tra đều cho rằng số lượng quần thể voọc vá chân nâu ở Sơn Trà đang suy giảm nghiêm trọng.

Hiện GS Vũ Ngọc Thành và Tổ chức Voọc vá Quốc tế (Douc Langur Foundation) đã xác định được có ít nhất 18 đàn voọc vá chân nâu (kích cỡ đàn trung bình 14 - 17 cá thể/đàn) với số lượng khoảng 300 cá thể ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.

Nguồn: Infonet

Tin liên quan

Con dâu livestreamm mẹ chồng bị tuyên phạt 24 tháng tù

Con dâu livestreamm mẹ chồng bị tuyên phạt 24 tháng tù

Bởi admin Bình luận

[Lao Động] Cơ quan công an đã tịch thu các…

Xem Thêm
3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi đỗ sau sân bóng

3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi đỗ sau sân bóng

Bởi admin Bình luận

3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi…

Xem Thêm

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522