admin
Ngày 9/7/2024, đối tượng Cao Xuân Mạnh đã đầu thú tại Công an Thành phố Hà Nội sau một thời gian lẩn trốn ra nước ngoài. Trước đó, vào tháng 1/2024, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an thành phố Hà Nội đã bắt quả tang Mạnh cùng hai đồng phạm khi đang buôn bán trái phép 4,1 kg sừng tê giác. Vụ án sẽ sớm được đưa ra xét xử trong thời gian tới.
Mạng lưới của Mạnh tại Nghệ An chủ yếu tập trung vào hoạt động buôn bán trái phép hổ, nhóm đối tượng này sử dụng các phương thức tinh vi để cung cấp đa dạng từ hổ nguyên con đến cao hổ. Mạnh chỉ là một trong bảy “trùm” buôn bán ĐVHD đang hoạt động tại Nghệ An. Trong đó, mỗi “ông trùm” đều điều hành một mạng lưới riêng chuyên buôn bán và cung cấp các sản phẩm từ hổ, sừng tê giác, vảy tê tê và nhiều loài ĐVHD khác cho thị trường Việt Nam và Trung Quốc.
“Không ai được đứng trên pháp luật. Không sớm thì muộn, những đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán ĐVHD trái phép sẽ bị bắt giữ và trừng trị nghiêm khắc,” Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc ENV chia sẻ.
Trong bối cảnh phiên tòa sẽ sớm diễn ra, bà Hà bày tỏ niềm tin vào công lý: “ENV tin rằng những kẻ cầm đầu các đường dây buôn bán ĐVHD lớn như Cao Xuân Mạnh sẽ phải chịu các hình phạt nghiêm minh trước pháp luật vì chỉ có như vậy thì mới cảnh tỉnh được những đối tượng khác và góp phần triệt phá được các đường dây đang làm giàu bất chính từ buôn bán ĐVHD trái phép,” bà Hà tiếp tục chia sẻ. “Nghiêm trị các đối tượng cầm đầu cũng là cách chúng ta tiếp tục khẳng định cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn bán ĐHVD trái phép.”
Nghệ An đang ngày càng được cộng đồng quốc tế biết đến là một điểm nóng về buôn bán ĐVHD trái phép, đặc biệt là hổ. Theo cơ sở dữ liệu của ENV, các mạng lưới buôn bán hổ ở Nghệ An có liên quan đến ít nhất 52 vụ thu giữ hổ tại 16 tỉnh thành trên cả nước trong những năm gần đây. Con số này có thể chỉ thể hiện một phần nhỏ của thực trạng buôn bán hổ trái phép đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Các đường dây tội phạm thường buôn lậu hổ con, xác và các bộ phận khác của hổ từ Lào về Việt Nam, hoặc lợi dụng “danh nghĩa” vườn động vật tư nhân được cấp phép để hợp thức hóa nguồn cung. Theo nhiều nguồn tin đến ENV, hiện có hơn 300 cá thể hổ đang bị nuôi nhốt trái phép tại các hộ dân trên địa bàn huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Yên Thành để phục vụ hoạt động buôn bán.
Năm 2021, việc tịch thu 17 cá thể hổ từ hai hộ dân trên địa bàn huyện Yên Thành đã bước đầu thể hiện những động thái tích cực từ các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An trong nỗ lực giải quyết tình trạng buôn bán hổ trái phép. Tuy nhiên, trong suốt 4 năm qua, ENV chưa nhận thấy những bước tiến đáng kể trong việc triệt phá tận gốc tình trạng buôn bán hổ trên địa bàn tỉnh. Cho đến nay, chưa có đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán hổ trái phép nào bị bắt giữ và xử lý nghiêm tại Nghệ An.
“Các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cấp thiết và tập trung để có thể chấm dứt triệt để hoạt động buôn bán hổ trái phép trên địa bàn” bà Hà nhấn mạnh. “ENV tin rằng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng trên địa bàn, Nghệ An sẽ không còn là điểm nóng về buôn bán ĐVHD trái phép.”
ENV tin rằng sự vào cuộc mạnh mẽ và quyết tâm xử lý các đối tượng đầu cầm đầu các mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép của các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An sẽ góp phần rất lớn vào nỗ lực chung của quốc gia nhằm chấm dứt tình trạng buôn bán hổ trái phép, đồng thời cải thiện đáng kể hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Bởi admin Bình luận
NDO - Là địa phương có số lượng gấu bị…
Xem ThêmBởi admin Bình luận
Xem Thêm
Bởi admin Bình luận
Xem Thêm
1800 1522