Giấu khỉ trong quần lót lên máy bay

admin


Ba người đàn ông đã bị bắt giữ tại sân bay ở thủ đô Delhi (Ấn Độ) vì cố gắng lên máy bay với một chú khỉ nhỏ vô cùng quý hiếm giấu trong quần lót.


Loài khỉ Slender Loris

Một quan chức Hải quan tại sân bay quốc tế Indira Ghandi cho biết những người đàn ông này đã bị bắt vì cố gắng giấu giếm những con khỉ hiếm loài Slender Loris trong túi quần lót.

Các nghi phạm đều là khách quá cảnh đang trên đường tới Dubai từ Bangkok. Tại sân bay Indira Ghandi, các nhân viên an ninh đã phát hiện thấy chỗ phình bất thường ở trong quần họ và tiến hành kiểm tra phát hiện ra những chú khỉ nhỏ bé.

Cảnh sát nghi ngờ đây là những kẻ vận chuyển loài khỉ hiếm để buôn lậu.

Cả ba người đàn ông này đều là công dân của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Hiện tại họ đã được giao cho cảnh sát Ấn Độ để thẩm vấn và điều tra. Những chú khỉ này đã được chuyển giao cho tổ chức Bảo vệ động vật ở Delhi và đang được chăm sóc trong bệnh viện thú y.

Slender Loris còn được gọi là Cu li thon xám, là loài khỉ quý hiếm khi trưởng thành có thân hình dài khoảng 17,8 cm, chuyên ăn đêm và ăn thịt, sinh sống ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á và những khu rừng nhiệt đới.

Những chú khỉ nhỏ bé này có nguồn gốc từ  Ấn Độ và Sri Lanka, tuy nhiên các chuyên gia lo ngại rằng chúng sắp bị tuyệt chủng. Gần đây, trào lưu biến những con vật này thành vật cảnh khiến nạn săn bắt chúng ngày càng nghiêm trọng.

Theo Nld.com.vn

Tin liên quan

Con dâu livestreamm mẹ chồng bị tuyên phạt 24 tháng tù

Con dâu livestreamm mẹ chồng bị tuyên phạt 24 tháng tù

Bởi admin Bình luận

[Lao Động] Cơ quan công an đã tịch thu các…

Xem Thêm
3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi đỗ sau sân bóng

3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi đỗ sau sân bóng

Bởi admin Bình luận

3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi…

Xem Thêm

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522