Kết quả điều tra “Gây nuôi thương mại các loài ĐVHD tại Việt Nam” của ENV

Trong thời gian từ tháng 10/2014 đến tháng 7/2015, ENV đã thực hiện một khảo sát về thực trạng gây nuôi thương mại ĐVHD tại 26 trang trại có quy mô lớn ở Việt Nam. Kết quả thu được từ báo cáo cho thấy hoạt động gây nuôi ĐVHD tại Việt Nam đang được quản lý hết sức lỏng lẻo, với hàng loạt vi phạm ghi nhận tại tất cả các trang trại được khảo sát. Từ đó, ENV đi đến kết luận rằng gây nuôi thương mại và buôn bán ĐVHD gây ảnh hưởng tới quần thể chính các loài này trong tự nhiên và làm gia tăng mối đe dọa về nguy cơ tuyêt chủng của chúng tại Việt Nam.

 

july-26-2016-wildlife-farming-report-cover

 

Kết quả khảo sát tại 26 cơ sở gây nuôi ĐVHD lớn tại Việt Nam:

• 100% cơ sở có dấu hiệu nhập lậu ĐVHD ở những mức độ khác nhau.

• 100% các cơ sở cho biết thường xuyên bổ sung các cá thể săn bắt từ tự nhiên.

• 89% các cơ sở cho biết không áp dụng bất cứ biện pháp nào để ngăn chặn giao phối cận huyết.

• 91% các cơ sở cho biết có mua giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của ĐVHD từ các cơ sở khác hoặc trực tiếp từ cán bộ kiểm lâm.

• 76% các cơ sở cho biết lực lượng kiểm lâm nhận hối lộ dưới nhiều hình thức.

• Một số vi phạm phổ biến:

o Khai báo không trung thực số lượng ĐVHD sinh mới/chết tại cơ sở

o Mua bán ĐVHD không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp

o Mua, bán, tái sử dụng giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp 

Đọc thêm:

Tóm tắt báo cáo "Gây nuôi thương mại động vật hoang dã tại Việt Nam 2016"

 

Tin liên quan

HÀ NỘI: BẮT GIỮ “ÔNG TRÙM” BUÔN LẬU ĐỘNG VẬT HOANG DÃ XUYÊN QUỐC GIA

HÀ NỘI: BẮT GIỮ “ÔNG TRÙM” BUÔN LẬU ĐỘNG VẬT HOANG DÃ XUYÊN QUỐC GIA

Bởi admin Bình luận

Ngày 10/7/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa…

Xem Thêm

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522