Phân tích sự thay đổi đối với việc sử dụng mật gấu tại Việt Nam

admin

Tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật đã bắt đầu phát triển mạnh tại Việt Nam từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Năm 2005, hơn 4.300 cá thể gấu bị phát hiện tại các trang trại nuôi nhốt gấu trong cả nước mặc dù cả 2 loài gấu của Việt Nam (gấu ngựa và gấu chó) đều được pháp luật bảo vệ ở cấp độ cao nhất từ những văn bản pháp luật bảo vệ ĐVHD đầu tiên năm 1963. Ngoài ra, việc buôn bán mật gấu qua biên giới hay xuất, nhập khẩu sản phẩm này vì mục đích thương mại cũng bị nghiêm cấm tuyệt đối theo quy định của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Sau khi phát hiện một số lượng gấu lớn đang bị nuôi nhốt tại các trang trại, Chính phủ Việt Nam đã khởi xướng một chương trình nhằm từng bước chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu trái phép, bắt đầu bằng việc gắn chíp và đăng ký quản lý đối với toàn bộ số gấu hiện đang bị nuôi nhốt tại các trang trại. Đồng thời, một số quy định pháp luật quan trọng cũng được xây dựng và ban hành nhằm tăng cường quản lý đối với số gấu này. Những hoạt động này nhằm quản lý hiệu quả số gấu đang nuôi nhốt và ngăn chặn tình trạng tiếp tục đưa gấu hoang dã vào các trang trại. Để góp phần hỗ trợ chính phủ thực hiện mục tiêu quan trọng này, ENV đã đồng hành cùng với tổ chức World Animal Protection phát triển một chiến lược toàn diện, tập trung vào 3 lĩnh vực: hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ gấu; tăng cường năng lực thực thi pháp luật và giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ mật gấu cũng như các sản phẩm từ gấu.

Năm 2009, ENV thực hiện đợt khảo sát lần 1 về nhu cầu sử dụng mật gấu tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của đợt khảo sát này là nhằm giúp ENV hiểu rõ hơn về quan điểm và tình trạng sử dụng mật gấu của người dân. Kết quả từ đợt khảo sát này đồng thời giúp ENV phát triển các thông điệp truyền thông cũng như phương thức tiếp cận người dân có hiệu quả trong các chiến dịch giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ mật gấu tại Việt Nam.

Cuối năm 2014, khảo sát lần 2 được tiến hành với mục tiêu phân tích, đánh giá sự thay đổi (nếu có) trong thái độ và hành vi của người dân đối với việc sử dụng mật gấu

Tin liên quan

HÀ NỘI: BẮT GIỮ “ÔNG TRÙM” BUÔN LẬU ĐỘNG VẬT HOANG DÃ XUYÊN QUỐC GIA

HÀ NỘI: BẮT GIỮ “ÔNG TRÙM” BUÔN LẬU ĐỘNG VẬT HOANG DÃ XUYÊN QUỐC GIA

Bởi admin Bình luận

Ngày 10/7/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa…

Xem Thêm

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522