Tổ chức bảo tồn của Nam Phi và Việt Nam chung tay trong chiến dịch bảo vệ tê giác

admin


Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2013 – Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) và Tổ chức Endangered Wildlife Trust (EWT) – một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ của Nam Phi cùng phối hợp sản xuất và phát hành hai mẫu áp phích mới cho chiến dịch kêu gọi bảo vệ tê giác.

 

 

Các áp phích sử dụng cả hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh đều hướng tới kêu gọi mọi người cùng bảo vệ các loài tê giác bằng việc KHÔNG sử dụng sừng tê giác. Áp phích thứ nhất kêu gọi cộng đồng không sử dụng sừng tê giác để ngăn chặn tình trạng giết hại tê giác tràn lan hiện nay trong khi áp phích thứ hai mang thông điệp tê giác mẹ - cũng giống như tất cả chúng ta - không muốn con của mình bị mồ côi!

 

Tại Việt Nam, các mẫu áp phích sẽ được đăng tải trên các website, các kênh truyền thông xã hội, các diễn đàn, blog, đồng thời được trưng bày tại các hoạt động nâng cao nhận thức của ENV như triển lãm bảo vệ động vật hoang dã và các buổi thảo luận chuyên đề tại các trường đại học.

Đây là hoạt động đầu tiên của hai tổ chức trong chiến dịch hợp tác cùng hành động hướng đến việc chấm dứt nạn giết hại loài tê giác tại Nam Phi và các nước khác.

Để biết thêm thông tin về chiến dịch bảo vệ tê giác của ENV, vui lòng truy cập:
http://thiennhien.org/bao-ve-dong-vat/bao-ve-te-giac

Truy cập trang web của Tổ chức Endangered Wildlife Trust (EWT) tại:
http://www.ewt.org.za/

 

Tin liên quan

ENV KIẾN NGHỊ NHỮNG HÀNH ĐỘNG CẤP BÁCH BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRƯỚC NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG

ENV KIẾN NGHỊ NHỮNG HÀNH ĐỘNG CẤP BÁCH BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRƯỚC NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG

Bởi admin Bình luận

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt…

Xem Thêm

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522