TP. HỒ CHÍ MINH: NGANG NHIÊN TÁI DIỄN HÀNH VI BUÔN BÁN RÙA TRÁI PHÉP, 01 ĐỐI TƯỢNG NHẬN ÁN 02 NĂM TÙ

admin

Ngày 1/7/2024, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận đã tuyên phạt 01 đối tượng 02 năm tù về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã” theo Điều 234 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trước đó, ngày 8/9/2023, Công an quận Phú Nhuận đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Tắt (sinh năm 1985, trú tại ấp Ông Nhan Tây, xã Bình Hiệp, huyện Kiến Tường, tỉnh Long An) do có hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép 13 cá thể rùa răng. 

Đáng chú ý, chỉ 5 tháng trước đó, tháng 4/2023, đối tượng Tắt đã bị Công an tỉnh Tây Ninh xử phạt vi phạm hành chính 37.500.000 đồng cũng vì hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép 122 cá thể rùa các loại vào tháng 12/2021. Năm 2019, đối tượng này cũng đã bị phát hiện và tịch thu 2 cá thể rùa khi đang bán rong trên đường tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng Nguyễn Văn Tắt làm việc tại cơ quan Công an tỉnh Tây Ninh (Nguồn: Phòng Cảnh sát Môi trường - Công an tỉnh Tây Ninh)

Đối tượng Nguyễn Văn Tắt được biết đến là một đầu nậu lớn chuyên cung cấp rùa cho các đối tượng bán rong rùa trên nhiều tuyến đường tại TP. Hồ Chí Minh trong một thời gian dài. Mặc dù từng nhiều lần bị phát hiện, bị xử phạt vi phạm hành chính cho hành vi vận chuyển, buôn bán rùa trái phép nhưng đối tượng này vẫn bất chấp tái diễn vi phạm vì lợi ích bất chính. ENV hi vọng bản án 2 năm tù lần này dành cho đối tượng Tắt sẽ đủ sức răn đe và là hồi chuông cảnh tỉnh cho đối tượng này cũng như các đối tượng vẫn ngang nhiên coi thường pháp luật về ĐVHD khác.

     

Đối tượng Nguyễn Văn Tắt bị bắt giữ cùng tang vật (Nguồn: Công an quận Phú Nhuận)

Các loài rùa vẫn thường bị buôn bán tại Việt Nam. Theo ghi nhận của ENV, trong năm 2023, số lượng cá thể rùa bị nuôi nhốt, buôn bán hay được tự nguyện chuyển giao là 980 cá thể. Riêng rùa răng, tang vật của vụ án trên, là loài ĐVHD được liệt kê trong Nhóm IIB Danh mục loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP (Sửa đổi,bổ sung bởi Nghị định 84/2021/NĐ-CP) và Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Các hành vi vi phạm như săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt trái phép loài này hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận, sản phẩm của chúng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính tùy theo giá trị tang vật và một số yếu tố khác (ví dụ tái phạm). 

Tin liên quan

RA MẮT PHIM NGẮN TRUYỀN THÔNG: PHÓNG SINH ĐỘNG VẬT HOANG DÃ: THIỆN HAY ÁC?

RA MẮT PHIM NGẮN TRUYỀN THÔNG: PHÓNG SINH ĐỘNG VẬT HOANG DÃ: THIỆN HAY ÁC?

Bởi admin Bình luận

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) vừa…

Xem Thêm
CUỘC CHIẾN BẢO TỒN CÁC LOÀI CHIM HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM

CUỘC CHIẾN BẢO TỒN CÁC LOÀI CHIM HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM

Bởi admin Bình luận

Việt Nam là một trong 25 quốc gia có hệ…

Xem Thêm

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522