Việt Nam cần siết chặt nạn buôn bán động vật hoang dã

admin

Báo cáo của Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF) ngày 23.7 với tiêu đề “Đánh giá việc tuân thủ và thực hiện cam kết CITES về hổ, tê giác và voi”, xếp Việt Nam là một trong 23 quốc gia của Châu Phi và Châu Á đang phải đối mặt với mức báo động cao nhất của nạn săn bắn, vận chuyển và tiêu thụ bất hợp pháp ngà voi, sừng tê giác và các bộ phận của hổ.

Việt Nam là một trong những nước xếp hạng cuối
trong bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: Internet.

CITES là Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp.

Báo cáo xác định Việt Nam là quốc gia tiêu thụ sừng tê giác với số lượng lớn nhất và được coi là tác nhân gây ra khủng hoảng săn bắn trộm tại Nam Phi. Năm 2011, có đến 448 cá thể tê giác đã bị giết hại để lấy sừng tại quốc gia này và đã mất thêm 262 cá thể khác cho đến thời điểm này năm nay.

Theo WWF, một số công dân Việt Nam đã bị bắt giữ tại Nam Phi do liên quan tới các vụ vận chuyển sừng tê giác bất hợp pháp. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về việc xử lý những người này theo hồ sơ mà nhà chức trách Nam Phi cung cấp.

Trong những năm từ 2004 - 2008, Việt Nam đã bắt giữ hàng chục vụ buôn lậu sừng tê giác bất hợp pháp, nhưng kể từ năm 2008 đến nay, Việt Nam không bắt giữ được vụ nào.

Bà Elisabeth McLellan - quản lý Chương trình loài toàn cầu của WWF - phát biểu: “Đây là thời điểm mà Việt Nam cần phải nhận ra rằng chính việc tiêu thụ bất hợp pháp sừng tê giác đã gây ra nạn săn bắn trộm tại Châu Phi và cần phải phá bỏ các đường dây buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp. Việt Nam nên xem xét lại khung hình phạt đối với loại tội phạm này và ngay lập tức ngăn chặn thị trường tiêu thụ, bao gồm cả việc dỡ bỏ quảng cáo bán sừng tê giác trên Internet”.

Tương tự, WWF khuyến cáo Việt Nam cần có chính sách và cơ chế giải quyết vấn đề quảng cáo các sản phẩm hổ trên Internet. Mặc dù Việt Nam cố gắng thực thi các chính sách cấm buôn bán các sản phẩm từ hổ, nhưng những nỗ lực này lại bị ảnh hưởng vì Việt Nam cân nhắc việc cho phép buôn bán hổ nuôi nhốt và hổ nuôi nhốt là một phần đáng kể trong việc buôn bán bất hợp pháp - nếu xét về số vụ bắt giữ khá cao và số hổ còn lại rất ít ở Việt Nam.

WWF nêu rõ, năm 2007 Việt Nam đã cho phép thành lập “trang trại nuôi thử nghiệm” hổ. Năm 2012, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi lên Thủ tướng đã mô tả 3 trang trại kiểu này và đề xuất “hổ chết từ trang trại nuôi nhốt nên được sử dụng để làm mẫu vật và thuốc y học cổ truyền trên cơ sở thử nghiệm”. Các tổ chức phi chính phủ về bảo tồn ở Việt Nam đã viết thư thúc giục Thủ tướng từ chối đề nghị này.

Việt Nam thiếu các biện pháp kiểm soát việc nhập khẩu bất hợp pháp hổ nuôi nhốt từ Lào vào Việt Nam. Ngoài ra, từ năm 2009, các công ty ở Lào và Việt Nam cũng bắt đầu nhập xương sư tử và sư tử nuôi nhốt từ Nam Phi. Mặc dù tác dụng của xương sư tử còn chưa rõ ràng, song có thể xương sư tử đã được đưa vào thị trường cao hổ bất hợp pháp.

V.N

Theo Laodong.com.vn

Tin liên quan

Con dâu livestreamm mẹ chồng bị tuyên phạt 24 tháng tù

Con dâu livestreamm mẹ chồng bị tuyên phạt 24 tháng tù

Bởi admin Bình luận

[Lao Động] Cơ quan công an đã tịch thu các…

Xem Thêm
3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi đỗ sau sân bóng

3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi đỗ sau sân bóng

Bởi admin Bình luận

3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi…

Xem Thêm

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522