VN-Nam Phi ký thỏa thuận bảo vệ tê giác

admin


Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và
Bộ trưởng Bộ Môi trường và Nguồn nước Nam Phi ký bản ghi nhớ. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)

Chính phủ Việt Nam và Nam Phi vừa ký một thỏa thuận quan trọng nhằm bảo vệ tê giác Nam Phi khỏi tình trạng bị săn bắn bừa bãi.
Bản ghi nhớ, được ký kết giữa Bộ trưởng Nước và Môi trường Nam Phi Edna Molewa với Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát trong chuyến viếng thăm của bà Molewa tới Việt Nam, được coi như tín hiệu về bước đi to lớn nhất giữa chính phủ hai nước trong việc ngăn chặn tình trạng buôn bán bất hợp pháp sừng tê giác.

Hiện nay, mỗi năm có hàng trăm con tê giác bị săn bắn trộm ở Nam Phi, nhằm lấy sừng cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng ở Việt Nam và khu vực Á châu.

Số liệu do giới chức Nam Phi công bố hồi tháng trước khiến nước này bị sốc và các nhà bảo vệ môi trường đã đặt câu hỏi liệu giới chức có thắng nổi cuộc chiến chống lại loại tội phạm này không. Tính đến tuần này, tổng số 607 con tê giác đã bị săn hạ ở nước này.

Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF), hơn 75% tổng số tê giác trên toàn thế giới hiện sống tại Nam Phi.
Trong báo cáo của Hệ thống Thông tin Liên Lạc Chính Phủ Nam Phi, tác giả Chris Bathembu nói sừng tê giác từng được buôn lậu tới các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản và Yemen, nhưng nay tập trung vào Việt Nam, nơi sừng tê không chỉ được trung chuyển đi các nước khác mà còn được tiêu thụ mạnh.

Tăng cường nỗ lực

Nay chính phủ Nam Phi muốn các quan chức cấp cao nhất của Việt Nam có cam kết phòng chống bằng việc áp dụng các biện pháp trừng phạt nặng đối với những kẻ săn bắn trộm.

"Ký kết Bản ghi nhớ với Việt Nam ngày hôm nay, chúng tôi hy vọng hai nước sẽ thắt chặt được khung pháp lý để chặn đứng, không để bất kỳ vụ trung chuyển nào có thể diễn ra," Bộ trưởng Nước và Môi trường Nam Phi, Edna Molewa, được trích thuật nói. "Chúng tôi hy vọng hai nước sẽ thắt chặt được khung pháp lý để chặn đứng, không để bất kỳ vụ trung chuyển nào có thể diễn ra"

Bà Bộ trưởng cũng cho biết hiện đang có các cuộc thảo luận với giới khoa học nhằm tìm hiểu về lợi ích chữa bệnh của sừng tê giác, điều mà rất nhiều người Việt cũng như người dân các nước châu Á khác tin là "thần dược", và nói việc thu hoạch sừng tê giác có thể là bước hợp lý kế tiếp cần được cân nhắc thực hiện.

Bà Molewa cũng nói sẽ tiếp tục cho phép các hoạt động săn bắn hợp pháp được thực hiện, và thợ săn Việt Nam sẽ không bị cấm tham gia.

Trong khi đó về phía Việt Nam, ông Cao Huy Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của Việt Nam cũng khẳng định tầm quan trọng của hợp tác giữa hai nước.

"Đấu tranh chống tội phạm vi phạm luật lệ về động vật hoang dã, đặc biệt là động vật quý hiếm và có nguy cơ trong đó có loài tê giác vẫn luôn là quan tâm của chính phủ Việt Nam."

"Cho tới nay Việt nam đã cam kết đấu tranh chống sử dụng sừng tê bất hợp pháp. Và với việc ký kết này hai bên sẽ cùng ngồi xuống và vạch ra một kế hoạch chi tiết để giải quyết vấn đề này."

Theo số liệu mà hãng tin Nam Phi (SAnews) có được thì trong năm 2009, có 85 giấy phép săn bắn đã được cấp cho các công dân Việt Nam. Năm 2011 con số này tăng lên 91 nhưng đột ngột giảm xuống chỉ còn 8 trong năm nay.

Các tường thuật cáo buộc một số quan chức cao cấp trong chính phủ Việt Nam có hoạt động bất hợp pháp liên quan tới tê giác đã được gác lại khi hai bên cùng ra tuyên bố lên án nạn săn bắn trộm.

Trên trang mạng chính thức của mình, WWF gọi Bản ghi nhớ 10/12/2012 là "một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng chống nạn săn bắn trộm tê giác".

Trang mạng của WWF cho biết tuy chỉ gồm các điều khoản chung về tình trạng buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã, nhưng Bản ghi nhớ có những chỉ dấu cụ thể cho thấy ngăn chặn nạn buôn lậu sừng tê sẽ được đặt lên trên trong hoạt động hợp tác giữa hai quốc gia.

Theo BBC

Tin liên quan

Con dâu livestreamm mẹ chồng bị tuyên phạt 24 tháng tù

Con dâu livestreamm mẹ chồng bị tuyên phạt 24 tháng tù

Bởi admin Bình luận

[Lao Động] Cơ quan công an đã tịch thu các…

Xem Thêm
3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi đỗ sau sân bóng

3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi đỗ sau sân bóng

Bởi admin Bình luận

3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi…

Xem Thêm

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522