Ý kiến cộng đồng

“Hiện tại thuốc tây có rất nhiều công dụng và có nhiều biện pháp điều trị cho các bệnh thông thường. Có thể sử dụng thuốc tây hoặc đến bệnh viện điều trị. Chúng ta không nên sử dụng các bộ phận của động vật để góp phần bảo vệ chúng.”

(Nguyễn Thị Hoài, 22 tuổi, Hà Nội)

  

“Tôi là một sinh viên, cá nhân tôi cho rằng không nên sử dụng cao hổ để chữa bệnh, và tất cả cao của các động vật khác. Việc sử dụng cao hổ đồng nghĩa với việc bạn đang tiếp tay cho những hành động xấu và dần làm mất đi sự sinh tồn của loài động vật này. Việc sử dụng cao hổ được xảy ra thì những tay săn bắt sẽ ngày càng đẩy mạnh việc săn lùng, tìm kiếm và giết hại vì giá trị của nó cao. Việc sử dụng cao hổ sẽ dẫn tới lan tràn việc sử dụng và ảnh hưởng rất lớn, lạm dụng cao hổ dẫn tới cơ thể ảnh hưởng tới sức khỏe nếu sử dụng không đúng. Kiên quyết nói không với việc sử dụng cao hổ và một số loại cao động vật khác.”

 

(Phan Thị Oanh, 18 tuổi, Nghệ An)

 

 

“Cao hổ không phải là phương thuốc chữa bách bệnh. Nên tìm hiểu kỹ bệnh tình của người thân cũng như các thành phần của thuốc chữa bệnh. Tìm cách thuyết phục mọi người bằng cơ sở khoa học. Vận động người nhà không được sử dụng cao hổ vì như thế là vi phạm pháp luật. Bảo vể ĐVHD chính là bảo vệ thiên nhiện, bảo vệ cuộc sống của chúng ta”

(Nguyễn Thị Hải Yến, 22 tuổi, Hà Nội)

  

“Tìm hiểu và thuyết phục người thân không nên sử dụng cao hổ. Mình sẽ thông báo cho đường dây nóng về người bán cao hổ cho người thân của mình. Khoa học phát triển, y học ngày nay cũng đã rất tiến bộ, mình sẽ khuyên người thân mình đến bệnh viện và có lẽ họ sẽ không sử dụng cao hổ nữa.”

(Dương Thị Hoa, 22 tuổi, Hà Nội)

  

“Tôi sẽ khuyên người nhà mình không nên sử dụng cao hổ vì hổ là 1 trong những loài động vật quý hiếm. Chúng ta cần phải bảo vệ và lên án các hành vi tiêu thụ ĐVHD. Đồng thời để bảo tồn các nguồn gen quý, chúng ta cũng có thể sử dụng các loại thuốc khác thay cho cao hổ.”

(Nguyễn Thị Hồng, 22 tuổi, Hà Nội)

  

“Tuy rằng có nhiều người nghĩ rằng cao hổ là phương thuốc chữa bệnh tốt nhất, nhưng mua bán cao hổ thứ nhất là vi phạm pháp luật, thứ hai ý kiến trên không đúng, người ta chỉ tin vào nó mà không biết. Bản thân gia đình mình cũng không bao giờ sử dụng các sản phẩm như cao trăn, cao khỉ… Mà các loài động vật ngày càng bị săn lùng và tuyệt chủng. Mình sẽ cố gắng tuyên truyền cho tất cả mọi người cùng biết”

(Lê Thị Thanh Minh, 20 tuổi, Hà Nội)

  

“Mình sẽ động viên gia đình và giải thích với người thân rằng mục đích và phương pháp đang sử dụng là sai và vi phạm pháp luật, động viên và khuyến khích mọi người trong gia đình nói riêng, bạn bè và xã hội nói chung cùng chung tay bảo vệ ĐVHD, vì một thế giới cân bằng, cung cấp số điện thoại đường dây nóng 1800 1522 để mọi người thông báo những hành vi vi phạm”

(Hà Thị Kim Dung, 22 tuổi, Thái Bình)

 

“Theo mình đó là hành động sai và còn vi phạm pháp luật. Ngoài ra cũng chưa thấy tổ chức nào nói và chứng minh cao hổ có thể chữa khỏi bệnh. Vì thế mình sẽ ngăn chặn hành vi đó và tìm hiểu sâu hơn về ĐVHD để phổ biến cho mọi người trong gia đình cũng như bạn bè cùng biết.”

(Lâm Văn Định, 24 tuổi, Hà Nội)

  

“Hổ là loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Việc săn bắt loài động vật này là vi phạm pháp luật. Nếu người nhà tôi muốn sử dụng cao hổ để chữa bệnh tôi sẽ đưa ra các thông tin về loài động vật này và nguy cơ đang tuyệt chủng của nó. Tôi tin rằng với những thông tin tôi hiểu và đọc được sẽ thuyết phục được người thân của tôi  không sử dụng cao hổ và tuyên truyền cho cả cộng đồng nữa.”

(Nguyễn Thị Phước, 21 tuổi, Huế)

 

“Phân tích cho người đó hiểu rằng hổ là một loài ĐVHD cần được bảo vệ. Quan trọng hơn là người ốm đã có bác sỹ. Hãy đến bệnh viện, nếu như bác sĩ không thể chữa được bệnh thì nghĩa là cao hổ cũng không thể có khả năng làm được điều đó. Dùng cao hổ là vi phạm pháp luật, phải chịu hình phạt của Nhà nước vì điều đó”

(Chu Đức Mạnh, 20 tuổi, Hà Nội)

 

“Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cao hổ có thể chữa được bệnh, đó mới chỉ là niềm tin chứ chưa có trong thực tế. Ngày nay với sự phát triển của y học sẽ có nhiều phương pháp chữa bệnh khác”

(Hồ Thị Quỳnh Liên, 24 tuổi, Quảng Trị) 

 

“Giúp mọi người trong gia đình hiểu rõ rằng đó không phải phương thuốc tốt nhất để chữa bệnh. Nếu mọi người cố tình tìm cao hổ có thể bị coi là vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, có thể bị phạt 500 triệu đồng và phạt tù từ 5-7 năm.”

(Nguyễn Thị Huệ, Hà Nội)

 

“Nạn buôn bán ĐVHD là một vấn đề cấp thiết đã và đang được xã hội quan tâm. Bản thân em thấy việc bảo vệ ĐVHD là rất cần thiết và nên tiến hành một cách triệt để có hiệu quả. Chúng ta nên tuyên truyền vận động để nâng cao ý thức cho mọi người hiểu về tác hại của nạn săn bắt, buôn bán dẫn đến sự tuyệt chủng của ĐVHD và việc vi phạm pháp luật của những việc làm sai trái đó. Chúng ta nên có những hình phạt khắt khe nhất để răn đe mọi người và hãy ghi nhớ đường dây nóng 1800 1522 để kịp thời thông báo khi phát hiện sự việc nhé.”

(Trần Thiên Trường, 23 tuổi, Hà Nam) 

 

“Trước hết em sẽ phản đối ý kiến của người thân và sẽ phân tích để mọi người hiểu đó hành động vi phạm pháp luật. Vì vấn đề săn bắt, mua bán, giết thịt ĐVHD làm nguy hại tới các loài động vật quý hiếm, có thể gây ra sự tuyệt chủng cho các loài ĐVHD. Hơn thế, đây là vấn đề cấp thiết được nước ta quan tâm và sẽ có những hình phạt thích đáng đối với những đối tượng vi phạm. Vậy nên mọi người hãy nâng cao ý thức bảo vệ ĐVHD. Và dù bị ốm thì vẫn còn nhiều cách chữa trị khác có hiệu quả, không nhất thiết phải dùng cao hổ.”

(Lương Thùy Linh, 20 tuổi, Hà Nội) 

 

“Trước tiên tôi sẽ giải thích và đưa người nhà đến bệnh viện để chữa trị. Tôi phân tích cho họ để họ hiểu rằng bệnh viện mới là nơi chữa trị và chăm sóc cho người bệnh tốt nhất, và nói cho họ hiểu khi mình sử dụng cao hổ thì đã vô tình gián tiếp làm cho các loài ĐVHD phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng và làm mất đi sự cân bằng của tự nhiên. Điều này sẽ gây ra những thay đổi về môi trường và làm cho nó ngày càng biến đổi khác thường khi không còn sự cân bằng trong tự nhiên sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.”

(Trần Văn Hòa, 22 tuổi, Nam Định) 

 

“Không thể. Khoa học thực tiễn đã chứng minh rằng, sử dụng các loại sản phẩm này là nguy cơ gây ra các bệnh truyền nhiễm khác. Tuyên truyền để mọi người biết được rằng dùng cao hổ không phải là phương pháp để chữa bệnh.”

(Nguyễn Văn Thi, 21 tuổi, Hà Nội)

 

"Sản phẩm cao hổ rất khó để biết được nguồn gốc, liệu đó có thực sự là cao hổ hay có chăng là tạp nham sản phẩm các loại động vật khác trộn vào. Hơn nữa nếu đó là cao hổ liệu con hổ đó có sạch bệnh, nấu ra có đảm bảo vệ sinh? Nếu như thứ cao đó của con hổ mang bệnh hay do pha chế sẽ sinh ra những chất gây hại cho cơ thể. Lúc đó uống vào thì không những bệnh không giảm mà còn nặng hơn.”

(Vũ Văn Tỉnh, 34 tuổi, Hà Nội) 

 

"Tôi nghĩ rằng sức khỏe của người thân là rất quan trọng. nhưng quan trọng không có nghĩa là có thể dùng cao của động vật để chữa bệnh, đặc biệt là động vật quý hiếm. Nên tôi sẽ cố gắng thuyết phục mọi người trong gia đình biết được những loài động vật quý hiếm đang gặp nguy hiểm như thế nào. Và tuyên truyền cho họ nên tránh sử dụng cao của loài động vật quý hiếm, góp phần bảo vệ ĐVHD.”

(Phạm Thị Lệ Ngân, 23 tuổi, Hải Phòng)

 

Sẽ khuyên rằng: Hổ là loài động vật quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Khi chúng ta sử dụng một ít cao hổ là chúng ta đã giết hại bao nhiêu con hổ. Và liệu nhiều người sử dụng như thế có tốt không? Và nếu tương lai còn nhiều người sử dụng vậy nữa thì còn con hổ nào tồn tại hay không?

(Phan Thị Huỳnh My, 20 tuổi, HCM)

 

Tôi sẽ nói cho những người anh em của tôi về các phương pháp khoa học, tiên tiến trong chữa trị. Nói cho họ biết sử dụng sản phẩm ĐVHD là hành động sai trái. ĐVHD cũng có sinh mệnh giống con người.

(Nguyễn Văn Duy, 19 tuổi, HCM)

 

Sử dụng cao hổ là không đúng. Vì cao hổ chỉ là thuốc tương truyền trong dân gian, không có tác dụng chữa bệnh. Em sẽ khuyên người dân đến bệnh viện để chữa trị đúng cách. Tuyên truyền đến mọi người bảo vệ ĐVHD.

(Nguyễn Hoàng Tân, 16 tuổi)

 

Tôi sẽ nâng cao nhận thức của người thân: Học thức con người đang nâng cao từng ngày. Hầu hết quan niệm dùng cao hổ để chữa bệnh là lạc hậu, ngu muội. Chúng ta phải sống không phải chỉ cho chúng ta mà còn cho xã hội. Bất cứ hành động săn bắt hổ để làm phương thức chữa bệnh đều trái với pháp luật và đều đi sai với quy luật tự nhiên.  Trong tương lai, tôi hi vọng mỗi người hãy suy nghĩ trước hồi chuông cảnh báo và dừng ngay việc săn bắt ĐVHD vì lợi ích cá nhân.

(Đỗ Ngoc Kim Tuyến, 18 tuổi, HCM)

 

Tôi sẽ giải thích cho họ hiểu về việc không nên sử dụng cao hổ. Vì hổ là loại động vật sắp tuyệt chủng ở Việt Nam. Vì việc không có kiến thức về động vật hoang dã mà mọi người muốn sử dụng cao hổ để chữa bệnh. Vì con người có nhu cầu nên những người muốn kiếm tiền không thương tiếc bắt hổ để giết và lấy xương làm cao hổ. Khi bệnh thì có nhiều phương pháp để chữa nên đi bệnh viện khám xác định bệnh và phương pháp điều trị.

(Quách Kim Phương, 22 tuổi, HCM)

 

Ngăn ngừa người thân không dung cao hổ vì 2 lý do: 1- Không có cao hổ thật. Chỉ lừa dối để gạt mất tiền. Vì không có cao hổ thật nên rất nguy hiểm khi dùng. 2- cao hổ cũng chỉ là một loại calci, do đó có thể dùng thuốc tây. Các cửa hàng dược phẩm hiện nay có nhiều loại bổ sung calci rất hiệu quả. Nên nghe lời khuyên của bác sĩ.

(Trịnh Thị Minh Tâm, 58 tuổi, HCM)

 

1- Cao hổ không hoàn toàn là phương án tối đa; không nên dựa vào phương pháp dân gian vì có thể mặt phụ cũng đáng xem xét và nguy hiểm không kém. 2- Đó là hành động phạm pháp và không bảo vệ động vật quý hiếm. Cần suy nghĩ kỹ và đặt vào bàn so sánh giữa tây y và đông y, không nhất thiết tốn tiền bạc, công sức vào điều quá xa vời vậy.

(Đỗ Minh Tuấn, 16 tuổi, HCM)

 

“Tôi là một cán bộ đã nghỉ hưu. Tôi thấy việc làm của giới trẻ để bảo vệ môi trường và Động vật hoang dã là rất tốt và thật cần thiết. Như câu hỏi trên, thì tôi xin trả lời là dù có gì đi nữa thì tôi cũng khuyên người nhà là không dùng, không vì lợi ích cá nhân mà phá hoại lợi ích quốc gia và sinh thái mà thiên nhiên đã ban tặng (nói không với ĐVHD dù phải đổi lấy mạng sống mình).” 

(Nguyễn Văn Điệp, 63 tuổi, Ô Chợ Dừa, Hà Nội) 

 

“Kiên quyết phản đối đến cùng và đưa người ốm vào viện để điều trị, đồng thời nói cho mọi người trong gia đình rằng giết hổ lấy cao chữa bệnh là điều cực kỳ phản khoa học. Hổ không làm gì gây hại đến con người thì hãy để cho chúng sống thoải mái trong tự nhiên. Hơn nữa chính vì con người mà số lượng cá thể hổ ngày càng suy giảm. Cho nên việc lấy cao hổ chữa bệnh là điều hoàn toàn vô lý và ngu ngốc.”

(Lê Hoài Linh, 22 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

 

“Mình sẽ góp ý rằng cao hổ chưa chắc đã phải là phương thuốc tốt nhất để chữa khỏi bệnh. Việc lấy và dùng cao hổ để chữa bệnh sẽ là hành vi gián tiếp khiến cho những ĐVHD bị tuyệt chủng, tiếp tay cho sự hủy hoại những loài vật mà đáng lý ra chúng cũng cần được bảo vệ, được tự do nơi rừng núi, thiên nhiên hoang dã. Việc chữa trị cho người bị ốm nói chung và người thân của mình bị ốm nói riêng không nhất thiết phải điều trị bằng cao hổ bởi bây giờ y học phát triển, có những cơ sở y tế đáng tin cậy để có thể chữa khỏi bệnh cho người bệnh mà còn đúng khoa học.”

(Nguyễn Thị Giang, 19 tuổi, Thường Tín, Hà Nội)

 

“Nếu một người thân trong gia đình bị ốm và tin rằng cao hổ là phương thuốc tốt nhất để chữa khỏi bệnh thì tôi sẽ nói với người thân rằng hổ là động vật hoang dã quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng và đang được pháp luật bảo vệ, và Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 nghiêm cấm các hành vi săn bắn, bắt, bẫy, giết mổ, kinh doanh, sử dụng, tàng trữ, xuất nhập khẩu ĐVHD. Vì vậy khuyên người thân không nên sử dụng các động vật quý hiếm hoang dã để chữa bệnh, như thế là vi phạm pháp luật.”

(Phan Thị Hoài, 22 tuổi, Nghệ An)

 

“Giải thích cho mọi người trong gia đình hổ là loài động vật hoang dã sách đỏ cần được bảo vệ. Sẽ là vi phạm pháp luật theo nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm sẽ bị phạt tiền lên đến 500 triệu và phạt tù lên đến 7 năm (theo điều 109, bộ luật hình sự sửa đổi/2009).”

(Đỗ Thị Hoa, 28 tuổi, Cổ Nhuế, Hà Nội)

 

“Em sẽ khuyên người thân đó rằng không nên dùng cao hổ vì đó là hành vi tiếp tay cho sự tuyệt chủng của loài hổ - loài động vật hoang dã đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Đồng thời, em sẽ cố gắng thuyết phục người đó dùng các phương thuốc khác để chữa bệnh. Em cũng sẽ nêu ra một số điều luật mà pháp luật đã quy định để tăng thêm tính đúng đắn cho lý lẽ của mình, vì mức phạt cho hành vi tiếp tay cho tiêu thụ sản phẩm của động vật hoang dã sẽ bị phạt rất nặng. Em hy vọng người thân ấy sẽ thay đổi suy nghĩ và sẽ được chóng khỏi bệnh.”

(Trần Hùng Linh, 17 tuổi, La Thành, Hà Nội)

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522