Tê giác đang nguy hiểm nhưng hy vọng vẫn chưa vụt tắt

admin

Tê giác đang nguy hiểm nhưng hy vọng vẫn chưa vụt tắt 

Mặc dù suốt nhiều năm qua, hàng ngàn cá thể tê giác đã bị sát hại để phục vụ nhu cầu sử dụng sừng tê giác của người dân nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, nhưng bức tranh toàn cảnh không còn quá ảm đạm nữa.

Bạn biết vì sao không? Vì chúng ta có những người thật đặc biệt!

Họ phản đối việc sử dụng sừng tê giác vào mục đích làm thuốc hay như một món đồ thể hiện đẳng cấp. Họ tin rằng sừng tê giác thuộc về tê giác, không ai có quyền tước đoạt một bộ phận cơ thể của chúng.

Họ cũng là những người sẵn sàng lan tỏa, truyền cảm hứng cho những người xung quanh về việc sừng tê giác chỉ đơn giản được hình thành từ keratin như tóc và móng tay, móng chân chứ không "thần thánh" như nhiều người vẫn tưởng.

Họ còn tích cực lên tiếng vì các vi phạm liên quan đến tê giác, để góp phần ngăn chặn những tội ác đối với loài vật này. Nhờ có họ, những kẻ buôn bán sản phẩm từ sừng tê sớm hay muộn cũng sẽ phải đền tội.

Và họ cũng chính là niềm hy vọng cho tê giác, mở ra khởi đầu tươi sáng hơn cho tê giác sau một quá khứ đầy chết chóc và đau thương. Có họ, tê giác sẽ an toàn và hạnh phúc khi được sống với chính bản năng của mình.

Bạn biết họ là ai không? Chính là tất cả các bạn đấy, những người yêu, muốn bảo vệ tê giác và lan tỏa tình yêu đó đến với cộng đồng. Ngày mai là ngày Tê giác Thế giới rồi, bạn có muốn cho cả thế giới biết rằng bạn muốn bảo vệ tê giác không?

Tin liên quan

TỰ DO

TỰ DO

Bởi admin Bình luận

Xem Thêm
CON ĐƯỢC TỰ DO RỒI!

CON ĐƯỢC TỰ DO RỒI!

Bởi admin Bình luận

Xem Thêm
Mộng và thực

Mộng và thực

Bởi admin Bình luận

Xem Thêm
CHUYỆN CỦA NGÀ VOI

CHUYỆN CỦA NGÀ VOI

Bởi admin Bình luận

Xem Thêm

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522